Hợp lý hóa áp suất cho máy nén khí

Đối với ngành chế biến thực phẩm, hệ thống cung cấp khí nén có vai trò khá quan trọng, hệ thống này thường tiêu tốn năng lượng khá lớn. Tuy vậy, việc sử dụng năng lượng hiệu quả ở khâu quan trọng này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm. Ông Phạm Huy Phong, Trưởng Phòng Kỹ thuật Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TPHCM (ECC), phân tích: Nhiều DN lãng phí năng lượng ở khâu này là do chưa sử dụng hợp lý áp suất máy nén khí, dẫn đến lãng phí năng lượng. 
Đối với ngành chế biến thực phẩm, hệ thống cung cấp khí nén có vai trò khá quan trọng, hệ thống này thường tiêu tốn năng lượng khá lớn. Tuy vậy, việc sử dụng năng lượng hiệu quả ở khâu quan trọng này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm. Ông Phạm Huy Phong, Trưởng Phòng Kỹ thuật Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TPHCM (ECC), phân tích: Nhiều DN lãng phí năng lượng ở khâu này là do chưa sử dụng hợp lý áp suất máy nén khí, dẫn đến lãng phí năng lượng.

Hợp lý hóa áp suất máy nén khí

Hợp lý hóa áp suất máy nén khí

Thực trạng thường thấy

Khảo sát hệ thống khí nén ở một DN sử dụng 2 máy nén khí trục vít hiệu Atlas Copco công suất điện 30 KW. Hai máy hoạt động luân phiên mỗi ngày và thời gian vận hành trong ngày là liên tục 24 giờ. Hai máy có chung một bình chứa khí nén thể tích 1,7 m3 và có chung đường ống phân phối khí nén. Khí nén được cài đặt trong khoảng 5,5 -6,5 kg/cm2.

Khí nén được DN này sử dụng cho các nhu cầu sau: Chủ yếu cung cấp cho các lò thanh trùng với áp suất khoảng 1,5 kg/cm2 trong suốt thời gian thanh trùng. Phần này chiếm khoảng 80% tổng nhu cầu khí nén.

Cung cấp khí nén phun sương hơi nước làm nguội cá sau khi hấp trong phòng làm nguội. Phần này chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu khí nén.

Cung cấp khí nén cho các cơ cấu chấp hành khí nén trong dây chuyền chế biến cá. Phần này chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu khí nén.

Vấn đề bất cập ở đây là: Khí nén được tạo ra từ máy nén khí ở áp suất 5,5 – 6,5 kg/cm2, tuy nhiên 80% lượng khí nén này được đưa vào sử dụng cho các lò thanh trùng chỉ ở áp suất 1,5 kg/cm2. Cần phải cài đặt áp suất khí nén ở mức cao là vì phải bảo đảm đủ cung cấp khí nén cho các lò thanh trùng ngay cả khi có một số lò trùng nhau về thời điểm bắt đầu thanh trùng. Tức là ngay cả những lúc xảy ra sự đột biến tăng về nhu cầu khí nén. Do lưu lượng khí nén trong trường hợp áp suất cao hay thấp khi sử dụng cho các lò thanh trùng đều như nhau nên việc cài đặt áp suất khí nén ở áp suất cao về mặt lý thuyết sẽ làm gia tăng công nén, gây lãng phí năng lượng cho hệ thống nén khí.
Cách hợp lý hóa áp suất máy nén khí

Sau khi khảo sát, chuyên viên ECC đã đưa ra giải pháp. Tách riêng phần khí nén dùng phun sương (10%) và phần khí nén cung cấp cho các cơ cấu chấp hành (10%) với phần khí nén cho các lò thanh trùng (80%) theo phương án sau:

Phần khí nén cung cấp cho các lò thanh trùng được cung cấp riêng biệt từ 1 máy nén hiện tại.

Phần khí nén cung cấp cho các cơ cấu chấp hành có thể có được bằng 2 cách: Sử dụng 1 máy nén còn lại (cài đặt ở 5,5-6,5 kg/cm2) hoặc đầu tư riêng một máy nén nhỏ có năng suất vừa đủ (máy khoảng 5Hp).

Phần khí nén cung cấp cho phun sương: Sử dụng chung máy nén còn lại hiện tại (cài đặt ở 5,5 - 6,5 kg/cm2) hoặc sử dụng chung máy nén đầu tư riêng thêm (lúc này cần máy có công suất điện khoảng 10 Hp) hoặc dùng các máy nén nước trực tiếp dùng cho việc phun sương (công suất khoảng 3 Hp).

Cài đặt áp suất hệ thống khí nén phần cung cấp cho các lò thanh trùng từ 5,5-6,5 kg/cm2 xuống 1,5-2,5 kg/cm2.

Thay thế động cơ máy nén cung cấp cho các lò thanh trùng từ công suất điện 30 KW xuống còn 18,5 KW hoặc giữ nguyên động cơ 30 KW nhưng lắp đặt biến tần điều khiển công suất động cơ.

Phương án thay đổi này, chi phí đầu tư là 110 triệu đồng. Trong khi đó, mỗi năm DN tiết kiệm được 76 triệu đồng. Như vậy, chỉ sau 17 tháng DN thu hồi được vốn đầu tư.